Giò thủ (hay còn được gọi là giò xào) không chỉ là một món ăn truyền thống trong dịp Tết của người Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, mà còn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và thường được dùng để chiêu đãi vào những dịp quan trọng. Nếu bạn muốn tự tay chế biến món ăn này, đừng bỏ qua cách làm giò thủ truyền thống, chuẩn vị được DTBTAAu chia sẻ dưới đây.
Cách làm giò thủ bằng chai, bằng lá chuối và khuôn inox
Nguyên liệu
- 4 lỗ tai heo
- 400g lưỡi heo
- 400g thịt bắp giò trước
- 2 nhánh sả
- 15g gừng
- 80g hành tím
- 70g nấm mèo khô, ngâm nở
- 1 ít gốc hành lá băm nhỏ
- Gia vị: Đường thốt nốt, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, muối, tiêu xay, hạt tiêu trắng,…
Các bước làm
Sơ chế nguyên liệu
Sả, 5g gừng, 10g hành tím làm sạch, đập dập, cho vào nồi nước cùng 1 muỗng canh muối và đun nóng. Phần hành tím còn lại làm sạch, cắt lát mỏng, gừng cắt sợi.
Tai heo làm sạch, cho vào nồi nước đang nấu ở trên để luộc. Luộc tai heo và lưỡi heo cùng nồi, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ.
Ướp gia vị thịt, tai heo, lưỡi heo
Cho lỗ tai, lưỡi heo, thịt bắp giò đã sơ chế vào âu cùng 1 muỗng canh gốc hành băm nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1,5 muỗng cà phê hạt tiêu trắng, 1 muỗng canh đường thốt nốt (hoặc 1 muỗng cà phê đường cát trắng), 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, trộn đều và ướp 30 phút cho nguyên liệu ngấm gia vị.
Xào thịt
Đặt chảo chống dính lên bếp, đun nóng ½ chén dầu ăn, phi thơm hành tím cắt lát và gừng cắt sợi. Sau đó cho hỗn hợp giò thủ đã ướp ở bước trước vào nồi, đảo đều. Trong quá trình xào, bạn có thể cho thêm 2 muỗng canh rượu nếp để giò thủ thơm hơn. Sau 15 phút, tiếp tục cho nấm mèo vào xào thêm 5 phút và tắt bếp.
Gói giò thủ
Gói giò bằng chai
- Bạn chuẩn bị chai nhựa dung tích 1,5 lít, cắt bỏ phần đầu trên. Từ từ cho hỗn hợp thịt xào ở bước trước vào rồi ép chặt.
Gói giò bằng khuôn inox
- Chuẩn bị lá chuối, lót 1 lớp vào mặt trong của khuôn. Cho hỗn hợp thịt xào vào rồi ép chặt.
Gói giò bằng lá chuối
- Ở cách làm giò này, chúng ta sẽ dùng nhiều lá chuối hơn. Đặt 6 – 7 lá chuối xếp chồng lên nhau, sau đó cho hỗn hợp thịt xào vào, cuốn lại thành hình trụ tròn, gập kín 1 đầu và cố định bằng dây. Tiếp tục cho thêm hỗn hợp thịt xào vào và ép chặt. Sau đó gói chặt đầu còn lại và buộc dây, tạo hình cho đẹp. Bạn có thể dùng lạt buộc hoặc dây nilon đều được.
Với các cách làm giò thủ như trên, sau khi thực hiện xong, bạn sẽ để giò vào ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng là có thể dùng được.
Yêu cầu thành phẩm và thưởng thức
Sau khi làm giò thủ xong, món ăn sẽ có màu hơi hồng, mỡ đông xen kẽ với màu nâu của nấm. Khi ăn, giò thủ có vị giòn, ngọt, béo, thơm hài hòa từ các nguyên liệu.
Một số lưu ý
- Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Để món giò thủ có độ dai cứng vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.
- Thời gian bảo quản giò thủ trong ngăn mát tủ lạnh là từ 5 – 7 ngày. Nếu thấy bề mặt giò có nhớt, bạn không nên dùng sản phẩm nữa vì có thể đã bị thiu.
Một số cách làm giò thủ khác
Cách làm giò thủ chay
Nguyên liệu
- 15g nấm mèo khô ngâm nở
- 330g nấm đùi gà làm sạch, cắt bỏ phần đầu
- 1 ít hành boa rô
- 1 bịch bột rau câu giòn
- Gia vị: hạt nêm chay, tiêu xay, muối, bột ngọt,…
Các bước làm
- Nấm mèo sau khi ngâm nở, bạn làm sạch rồi cắt thành từng sợi nhỏ. Nấm đùi gà cũng cắt sợi vừa ăn. Hành boa rô băm nhỏ.
- Đun nóng 350ml nước lọc rồi cho 9g bột rau câu vào hòa tan.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi thơm hành boa rô. Lần lượt xào nấm đùi gà, nấm mèo và nêm thêm 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối, đảo đều.
- Khi thấy nấm đùi gà và nấm mèo đã chín, bạn tiếp tục cho hỗn hợp nước rau câu vào, khuấy đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu đến khi thấy hỗn hợp sệt lại thì bạn tắt bếp.
- Tiến hành gói giò thủ như cách làm đã hướng dẫn ở trên. Sau đó cho vào tủ lạnh và chờ 5 – 6 tiếng là có thể dùng được.
Cách làm giò thủ bò
Nguyên liệu
- 1,5kg thịt bắp bò làm sạch, cắt lát mỏng
- 1kg da bò làm sạch
- 100g gừng
- 3 củ tỏi
- 30ml nước mắm
- Gia vị: hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm chay,…
Các bước làm
- Đập dập ít gừng cho vào nồi nước cùng chút muối rồi tiến hành luộc chín da bò và cắt nhỏ.
- Gừng, tỏi bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và giữ lại xác.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm ít xác tỏi và gừng đã giã nhuyễn. Cho thịt bò vào xào nhanh tay và nêm thêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt cùng ít hạt nêm. Khi thấy thịt bò chín tái thì bạn tắt bếp, trút thịt ra âu.
- Sử dụng lại chảo vừa xào thịt, đun nóng dầu ăn và phi thơm xác tỏi, gừng giã nhuyễn. Cho da bò vào xào cùng 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt và 1 ít hạt nêm chay. Sau 5 phút, bạn tiếp tục cho thịt bò đã xào vào rồi rưới thêm nước cốt tỏi, gừng và hạt tiêu mỗi loại 1 muỗng canh, trộn đều.
- Sau 5 phút, bạn tắt bếp và tiến hành gói giò thủ như các cách làm trên.
Thông tin thêm
Giò thủ có giá bán bao nhiêu 1kg?
Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, giò thủ có thể được thưởng thức vào bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất giò thủ cũng được mở ra với giá bán sản phẩm dao động từ 130.000 – 160.000 VNĐ/kg.
Giò thủ ăn kèm với gì ngon?
Với giò thủ, bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với chả lụa, bánh mì, đồ nguội,… đều rất ngon và hấp dẫn.
Giò thủ để được bao lâu?
Giò thủ sau khi làm xong, nếu để bên ngoài, nơi thoáng khí và khô mát, có thể bảo quản được 3 ngày. Nếu cho vào ngăn mát tủ lạnh thì có thể để được 5 – 10 ngày, trong tủ đông là 2 – 3 tháng.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về cách làm giò thủ thơm ngon, hấp dẫn, bạn sẽ có thể tự tay chế biến món ăn này một cách dễ dàng, giúp mâm cơm gia đình thêm phần đặc sắc và cuốn hút. Để học thêm bí quyết chế biến nhiều món ăn ngon ngày Tết, bạn có thể truy cập website của Cá Tầm Giống tại https://catamgiong.com hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tư vấn khóa học phù hợp.