Mâm ngũ quả trong ngày Tết là biểu tượng quan trọng thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra, một mâm ngũ quả đẹp cũng thể hiện sự khéo léo, chỉn chu của gia chủ. Vậy để có một mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, ta cần phải trang trí và bày biện thế nào để vừa nhanh, vừa đơn giản, dễ làm?
Mâm ngũ quả ngày Tết theo vùng miền
Mâm ngũ quả miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường bao gồm chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen). Các loại quả này mang ý nghĩa riêng:
- Chuối: Thể hiện sự che trở của trời đất cho con người và mong gia đình luôn sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau.
- Cam, quýt, quất, hồng: Thể hiện sự may mắn.
- Qủa lê, đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
- Quả sung: Mong ước sự sung túc, no ấm.
Một số cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp của miền Bắc bao gồm các sắp xếp khác nhau, tùy thuộc vào phong tục và tập quán của từng vùng miền.
Mâm ngũ quả miền Nam
Ở miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết thường được sắp xếp theo quan niệm “Cầu – Sung – Dừa – Đủ – Xài”, với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, con cháu đầy đàn. Tuy nhiên, người miền Nam thường tránh bày một số loại trái không phù hợp như:
- Chuối: Vì phát âm gần giống “chúi”, có ý nghĩa làm ăn không lên được.
- Táo (bom), lê: Có ý nghĩa đổ bể, làm ăn thất bại.
- Quýt, cam: Vì từ “quýt” có nghĩa là cam chịu.
Một ví dụ về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp miền Nam có sự sắp xếp tinh tế và hài hòa.
Mâm ngũ quả miền Trung
Ở miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày trí đơn giản, bình dị. Không kiêng kỵ cam quýt như miền Nam và cũng không theo nguyên tắc ngũ hành như miền Bắc. Điều này phản ánh tính cách bình dị, đơn giản của người dân miền Trung.
Một ví dụ về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp miền Trung với mâm ngũ quả trên bàn thờ, tươi ngon và đẹp mắt, thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.
Ngày nay, người Việt vẫn giữ truyền thống trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, tuy nhiên không còn cứng nhắc như trước. Ngoài 5 loại quả trong ngũ hành, ta có thể bày thêm một số loại quả khác để mâm ngũ quả trở nên sinh động và đẹp mắt.
Một số cách xếp mâm ngũ quả đẹp ngày Tết bạn có thể tham khảo
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mà nhanh chóng (mang tính chất tham khảo)
Nguyên liệu trang trí mâm ngũ quả
- Xoài: 2 quả
- Dưa hấu: 2 quả
- Bưởi: 1 quả
- Dứa (Thơm): 1 quả
- Nho: 1 chùm
- Cam, táo, lê: Mỗi thứ vài quả (Tùy vào sở thích)
Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả
Các bạn hãy rửa sạch mọi thứ và để ráo nước trước khi bày trên mâm.
Bước 1: Nếu khéo léo, bạn có thể khắc chữ “Vạn sự – Như ý” lên quả dưa hấu. Nếu không, chỉ cần buộc nơ vào cuống của quả dưa cũng đã rất đẹp. Để quả dưa đứng được như trong hình, cắt một phần đuôi của quả dưa để tạo mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.
Bước 2: Tiếp theo, xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.
Bước 3: Đặt quả bưởi ở giữa trước 3 cốc. Tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.
Bước 4: Tầng thứ 2, bạn có thể xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi.
Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống, để tạo điểm nhấn và làm mâm quả trở nên đẹp mắt và đầy đặn hơn.
Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn, bạn có thể đèn nhấp nháy xung quanh.
Với hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và nhanh chóng này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong dịp Tết sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Hoàng Dung – PasGo Team