Kim chi – món ăn “huyền thoại” của người Hàn Quốc, đã tồn tại từ rất lâu đời và trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của họ. Kim chi được coi như quốc hồn quốc bảo của nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Hàn Quốc đã phát triển hàng trăm loại kim chi khác nhau. Trong số đó, kim chi cải thảo là một trong những loại kim chi nổi tiếng và phổ biến nhất. Với các thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều loại gia vị khác, món kim chi này để lại ấn tượng đặc biệt với hương vị cay nồng.
Hương vị cay cay, giòn giòn, chua chua, thơm nức của kim chi không chỉ là niềm tự hào của người Hàn Quốc mà còn là sự lôi cuốn của nhiều người dân trên thế giới, không trừ Việt Nam. Gần đây, các chị em nội trợ Việt đã sôi nổi tìm hiểu công thức để tự làm kim chi hàng ngày, cùng những bộ phim Hàn Quốc trên truyền hình.
Cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống không quá phức tạp, các chị em có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
PHẦN 1: NGUYÊN LIỆU LÀM KIM CHI HÀN QUỐC
- Cải thảo: 2 cây to (khoảng 3kg)
- Cà rốt: 2 củ
- Củ cải: 2 củ
- Hành lá: 100g; hẹ: 100g; gừng: 1 nhánh nhỏ; tỏi: 10 tép; ớt đà lạt đỏ: 1 quả;
- Lê: 0,5 quả
- Bột nếp: 0.5 gói; nước: 500ml; vừng: 50g
- Gia vị: Bột ớt Hàn Quốc: 200g; muối hạt: 0.3kg; muối tinh: 50g; đường: 130g; mắm ngon: 20g
Lưu ý khi chọn cải thảo để làm kim chi:
- Chọn cây cải thảo tươi, to đều, trọng lượng khoảng 1.5 – 2kg/1 cây. Lá cải thảo phải mỏng, xanh.
- Lá dày sẽ lâu ngấm sốt, quá trình ủ và ép muối cần mất nhiều thời gian hơn. Lá quá dày cũng có thể khiến gia vị không ngấm vào cải, không tạo nên hương vị thú vị.
PHẦN 2: CÁCH LÀM KIM CHI HÀN QUỐC TRUYỀN THỐNG
Bước 1: Phơi cải thảo
-
Cải thảo mua về, bổ đôi hoặc bổ ba, sau đó phơi khoảng 3-4 tiếng. Loại bỏ những tầu lá bị dập, nát, thâm bên ngoài. Vẩy muối vào từng kẽ lá cải.
-
Nếu thích, bạn cũng có thể không phơi cải thảo. Tuy nhiên, phơi cải sẽ giúp cho cải giòn hơn.
Bước 2: Ngâm cải thảo với nước muối
-
Xếp cải thảo vào một chậu sạch, đổ nước muối vào cho cải thảo ngập trong nước. Đặt một thớt gỗ nặng lên trên cải thảo khoảng 5 tiếng, cho đến khi cải chín mềm (bước này quan trọng để cải giòn).
-
Rửa cải thảo bằng nước sạch 3-4 lần để loại bỏ vị muối. Rồi ráo nước trong một rổ.
Bước 3: Làm sốt phết lên kim chi
-
Gọt vỏ và bào sợi củ cải, cà rốt. Cắt hành lá, hẹ khúc riêng.
-
Cho bột nếp và nước vào nồi. Đun nhỏ lửa và khuấy đều để bột không bị vón cục. Đến khi hỗn hợp đặc lại.
-
Cho gừng, hành tây, ớt Đà Lạt, lê, mắm, đường, muối vào máy xay và xay nhuyễn.
-
Đổ hỗn hợp này vào nồi với bột nếp đã đun sệt.
-
Tiếp tục cho cà rốt, củ cải, hành lá, hẹ khúc và vừng vào. Trộn đều.
-
Nếm lại sốt xem đã vừa vị chưa.
Bước 4: Phết sốt lên kim chi
-
Đeo găng tay và phết sốt lên từng kẽ lá cải thảo, để sốt đều phủ lên bề mặt cải. Sau đó, cuộn cải thảo lại để sốt không chảy ra ngoài.
-
Đặt cải thảo đã phết sốt vào 1 hũ nhựa sạch hoặc lọ thủy tinh, và để qua đêm.
Bước 5: Bảo quản kim chi
-
Kim chi dùng ngay sau 1 ngày hoặc cất vào tủ lạnh để sử dụng dần.
-
Tốt nhất, bạn nên chia kim chi thành từng túi hoặc lọ thủy tinh riêng, để tiện cho việc sử dụng sau này.
-
Kim chi có thể được bảo quản trong tủ mát được khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần, kim chi sẽ bắt đầu chua và lên men, bạn có thể sử dụng để làm canh kim chi, lẩu kim chi hoặc chế biến cùng các món khác mà bạn thích.
Đây là cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống, hãy tham khảo và thử làm cho gia đình thưởng thức nhé!
Cách ăn kim chi
-
Kim chi có thể ăn trực tiếp với cơm hoặc dùng kèm với các món nướng, thịt luộc… để giảm cảm giác ngấy.
-
Ngoài ra, kim chi cũng rất phù hợp để nấu lẩu hay canh. Món kim chi đa dạng và hấp dẫn.
Trong những ngày thời tiết se lạnh hay mưa, thưởng thức một ít kim chi chua chua, cay cay kèm cơm và các món ăn khác thật thú vị.
Chúc các bạn thành công và thưởng thức kim chi Hàn Quốc truyền thống!
Nguồn: Cá Tầm Giống.