Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách lặt rau mồng tơi để khi nấu canh không còn bị nhớt. Mồng tơi là một loại rau phổ biến trong thực đơn của nhiều gia đình Việt Nam vì tính thanh mát và giải nhiệt cực cao. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không thích loại rau này vì độ nhớt của chúng.
Mẹo chọn rau mồng tơi ngon
Khi mua rau mồng tơi, bạn nên chọn những mớ rau có ngọn nhỏ, lá màu xanh thẫm và không bị tái. Bạn không nên mua những bó mồng tơi có thân to mập, ngọn vươn dài ra và lá màu óng mướt. Tuy những mớ mồng tơi này nhìn khá bắt mắt và “có vẻ ngon” nhưng đa phần những mớ rau mồng tơi có đặc điểm như thế đều đã được phun thuốc kích thích tăng trưởng, gây ảnh hưởng cực xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trước khi chế biến rau mồng tơi, bạn nên ngâm qua với nước muối loãng hoặc nước vo gạo để bụi bẩn và chất độc hại trong rau được rửa sạch hoàn toàn.
Cách lặt rau mồng tơi
Tùy vào từng cách chế biến, bạn lặt mồng tơi với những cách khác nhau. Nếu bạn muốn xào hoặc luộc rau mồng tơi thì ngắt bớt phần ngọn và phần lá non đi. Sau khi cắt bỏ xong thì ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ các chất độc hại còn sót lại. Ngoài ra, nếu muốn nấu canh rau mồng tơi thì bạn nên cắt nhỏ chúng ra.
Cách nấu rau mồng tơi không bị nhớt
Để nấu rau mồng tơi không bị nhớt, bạn không nên rửa rau dưới vòi nước quá mạnh khiến rau bị dập. Nếu đem rau mồng tơi đi luộc thì bạn phải đợi nước thật sôi rồi mới cho rau vào. Hoặc với những món canh thì bạn nên cho gia vị vào trước và cho rau vào canh khi nước sôi hẳn nhé. Bên cạnh đó, khi chế biến những món ăn làm từ rau mồng tơi, bạn chú ý nên để ở lửa vừa, tránh tình trạng chín quá làm rau bị mềm nhũn nhé.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ cách lặt rau mồng tơi và chế biến sao cho rau không bị nhớt khi ăn! Chúc bạn thành công với món ăn quốc dân này!
Xem thêm tại Cá Tầm Giống.