Nước sâm là thức uống không thể thiếu trong những ngày nóng oi bức. Không chỉ giải khát mà nước sâm còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, mát gan và giải độc cho những người thức khuya hay sử dụng nhiều bia rượu.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng Cá Tầm Giống khám phá 6 cách nấu nước sâm lạnh đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện trong những ngày nắng nóng. Hãy cùng khám phá nhé!
Cách nấu nước sâm la hán quả
Nguyên liệu:
- 1 quả la hán
- 2 lít nước
- 5 lá dứa
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chọn quả la hán to, chắc và đặc, khi lắc không nghe tiếng kêu. Quả lắc có tiếng là quả đã già, uống sẽ không ngon.
- Gọt vỏ và bỏ ruột, hoặc bỏ vô nấu cả vỏ và ruột.
- Lưu ý: nếu gọt vỏ mà thấy ruột bị khô, đóng ván hoặc mối mọt thì nên bỏ không nên dùng để nấu nước sâm.
Bước 2: Nấu nước sâm
- Đun sôi 2 lít nước, khi nước sôi thì cho la hán và lá dứa vào.
- Đun khoảng 5-10 phút, sau đó tắt bếp.
- Đậy nắp và ủ thêm 15 phút để nước sâm thơm ngon hơn và sử dụng.
Bước 3: Thành phẩm
- Nước sâm la hán quả thơm ngon và thanh mát, có thể để vào tủ lạnh để uống khi mát.
- Nước sâm này vừa ngon miệng lại bổ dưỡng, đồng thời cách làm cũng vô cùng đơn giản.
Cách nấu nước sâm bí đao
Nguyên liệu:
- 1kg bí đao
- 45g lá dứa
- 10g thục địa
- 15g đường phèn
- 1/3 muỗng muối
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Giữ nguyên vỏ bí và rửa sạch, sau đó cắt bí thành từng khoanh.
- Cho bí đao, muối, thục địa và nước vào nồi. Nấu trên lửa vừa trong ít nhất 2 giờ để bí mềm và nước đậm vị hơn.
- Lưu ý: khi nấu nước sâm không đậy nắp nồi để tránh bị trào ra ngoài.
Bước 2: Nấu nước sâm
- Khi bí đã chín, bạn cho lá dứa vào nồi và nấu thêm 5 phút nữa.
- Tắt bếp và lọc nước qua rây để bỏ cặn. Khi nước còn nóng, hãy cho đường vào và khuấy đều cho tan.
Bước 3: Thành phẩm
- Nước sâm bí đao có màu sắc nâu sẫm, nước mát và thơm mùi lá dứa. Quá trình làm rất đơn giản, chỉ vài bước là bạn đã có thể thưởng thức một thức uống giải nhiệt cơ thể trong những ngày nóng bức.
Cách nấu nước sâm bông cúc
Nguyên liệu:
- 30g bông cúc khô
- 50g ngò rí
- 50g đường phèn
Cách chế biến
Bước 1: Chế biến bông cúc
- Bông cúc khô ngâm trong nước khoảng 5-7 phút, rửa sạch và để ráo.
- Lưu ý: bông cúc nhẹ hơn nước, khi ngâm bông sẽ nổi lên mặt nước, hãy ấn để hoa chìm xuống.
Bước 2: Nấu nước sâm
- Đun nồi nước lên bếp và cho bông cúc khô vào nấu trong khoảng 5-7 phút.
- Vớt phần bông cúc ra, cho đường vào và khuấy đều cho tan hết rồi tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm
- Nước sâm bông cúc có thể uống khi còn ấm hoặc để vào tủ lạnh dùng sau. Cũng có thể thêm đá vào nếu thích uống lạnh.
- Vị ngọt thanh của đường phèn kết hợp với mùi thơm nhẹ của hoa cúc tạo nên một hương vị tươi mát. Nguyên liệu đơn giản và cách làm vô cùng dễ dàng, chỉ mất chút ít thời gian là bạn đã có một thức uống giải nhiệt mùa hè.
Cách nấu nước sâm rong biển
Nguyên liệu:
- 300g rong biển khô
- 1 nhánh nhân sâm thái lát
- 1 củ nhân sâm cắt miếng
- 3 miếng thục địa
- 1 quả la hán
- 5 bông cúc khô
- 3 lá dứa
- 900g đường phèn
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch rong biển và rễ nhân sâm.
- Ngâm chúng 15 phút và rửa sạch lại một lần nữa để loại bỏ cát còn bám lại.
- Cắt bỏ rễ lá dứa và rửa sạch.
- Ngâm hoa cúc và rong biển ít nhất 10 phút rồi vớt ra và rửa sạch.
- Rửa sạch thục địa, lựa quả la hán và bẻ nhỏ, ruột thì bỏ vào túi lọc buộc chặt lại.
Bước 2: Cách nấu nước sâm
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đổ 6,5 lít nước vào.
- Nấu cùng với 900g đường phèn, đun với lửa to. Khi sôi, hạ lửa nhỏ và đun thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp.
- Để nguội rồi lọc nước qua rây, bỏ phần bả và thưởng thức.
Bước 3: Thành phẩm
- Nước sâm rong biển có mùi thơm lá dứa, vị ngọt thanh và tạo cảm giác sảng khoái. Nước này giúp giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Bạn có thể bỏ vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ mát.
Cách nấu nước sâm lá dứa
Nguyên liệu:
- 300g lá dứa
- 100ml sữa đặc ông thọ
- 200ml sữa tươi
- 50g đường cát
- 1-2 quả chanh
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế lá dứa
- Chọn lá dứa không quá già hoặc mềm, ngâm lá dứa vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Rửa sạch lá dứa nhiều lần, để ráo rồi cắt thành từng khúc khoảng 2 cm.
Bước 2: Nấu nước sâm lá dứa
- Cho nước cốt lá dứa vào nồi và thêm nước khuấy đều, sau đó bắc nồi lên đun.
- Khi nước sôi, hớt bọt và đun tiếp khoảng 5 phút rồi cho đường vào tùy khẩu vị, đun sôi và tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm
- Nước sâm nguội, bạn có thể cho sữa tươi và sữa đặc vào khuấy đều tùy khẩu vị. Sau đó, đổ ra ly và thêm một ít cốt chanh cho thơm hơn. Thêm đá vào nếu thích uống lạnh và thưởng thức. Thức uống này giúp chống viêm loét miệng, thanh nhiet và giải độc cơ thể rất tốt.
Cách nấu nước sâm mía lau
Nguyên liệu:
- 30g khúc mía lau
- 50g râu ngô
- 50g cây bọ mắm
- 50g đường phèn
- 10g rễ tranh
- 2 lít nước lọc
- 2 nhánh lá dứa
- 1 nhúm muối
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị với muối và để ráo.
- Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5cm.
- Mía thái nhỏ và xay đều.
Bước 2: Nấu sâm mía lau
- Cho khúc mía xuống đáy nồi, sau đó cho râu ngô, cây bọ mắm, rễ tranh và lá dứa vào nồi. Tiếp tục cho mía còn lại lên trên.
- Đổ nước vào và đun sôi.
- Khi nước sôi, vớt hết váng và để lửa nhỏ đun thêm 15-20 phút. Lọc bỏ xác và thêm đường tùy khẩu vị của bạn.
- Tiếp tục đun đến khi đường tan hết, khuấy đều và để nguội là có thể thưởng thức.
Thành phẩm
- Nước sâm mía lau sau khi nấu xong có hương vị đặc trưng của các nguyên liệu, màu sắc vàng nâu, vị ngọt thanh, thơm mùi lá dứa. Bạn có thể để nguội hoặc cho thêm đá vào để thưởng thức. Thức uống này cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể và lại rất dễ làm. Nên bảo quản và dùng trong ngày.
Lời kết
Đó là toàn bộ công thức và cách nấu nước sâm chi tiết về 6 loại nước sâm với các mùi vị đặc trưng, thơm mát và cách làm đơn giản. Nguyên liệu dễ tìm và bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn đã thu được nhiều kinh nghiệm và kiến thức để tự tay làm ra những thức uống giải khát, bổ dưỡng và thanh lọc cơ thể cho cả gia đình trong những ngày nóng bức.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cá tầm giống, hãy truy cập Cá Tầm Giống để biết thêm thông tin.