Lạp xưởng, một món ăn mà ai cũng yêu thích trong dịp Tết Nguyên Đán. Màu đỏ là màu sắc đặc trưng của lạp xưởng, thường được tạo nên nhờ tác dụng của rượu Mai Quế Lộ. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm lạp xưởng không cần rượu Mai Quế Lộ mà vẫn có màu sắc đẹp nhé!
Rượu Mai Quế Lộ cho vào lạp xưởng để làm gì?
Rượu Mai Quế Lộ là gì?
Trước khi tìm hiểu cách làm lạp xưởng không cần rượu Mai Quế Lộ, hãy cùng tìm hiểu về công dụng của loại rượu này khi làm lạp xưởng.
Rượu Mai Quế Lộ là một loại rượu có nguồn gốc từ Trung Quốc và phổ biến ở Việt Nam. Loại rượu này có công dụng khử mùi tanh của các loại thực phẩm và làm tăng hương vị cho các món ăn.
Cụ thể, trong quá trình làm lạp xưởng, người ta sử dụng rượu Mai Quế Lộ để khử mùi tanh của lòng non làm vỏ. Bằng cách ướp một chút rượu Mai Quế Lộ vào thịt làm lạp xưởng trước khi nhồi, sau khi phơi thành phẩm sẽ có màu đỏ đẹp mắt hơn. Rượu còn giúp lạp xưởng lên men tốt hơn và hương vị trở nên đậm đà hơn. Khi nướng hoặc rán, lạp xưởng cũng sẽ thơm ngon hơn.
Các nguyên liệu có công dụng tương đương rượu Mai Quế Lộ
Hiểu được công dụng của rượu Mai Quế Lộ, chúng ta cùng tìm các nguyên liệu thay thế.
Rượu trắng cũng có công dụng làm mềm thịt và tăng hương vị, giúp gia vị dễ thấm vào thịt. Chúng ta có thể sử dụng rượu trắng để làm sạch lòng động vật và khử mùi tanh hiệu quả, tương đương với rượu Mai Quế Lộ.
Để có thể thay thế màu đỏ đặc trưng, chúng ta sử dụng 2 loại muối hồng hoặc muối đỏ. Ngoài công dụng tạo màu cho món ăn, muối hồng và muối đỏ còn giúp ngăn chặn các tác nhân làm hư hỏng thịt như vi khuẩn, nấm mốc bằng cách làm giảm lượng nước trong thịt. Nhờ đó, lạp xưởng của chúng ta vừa có màu đẹp lại được bảo quản lâu, để ăn xuyên suốt trong dịp Tết.
Gợi ý: Mở nhà xưởng chế biến lạp xưởng cần chuẩn bị những gì?
Cách làm lạp xưởng không cần rượu Mai Quế Lộ mà vẫn thơm ngon, màu đẹp
Hãy cùng bắt tay vào làm lạp xưởng tươi ngon không cần rượu Mai Quế Lộ, chỉ với những nguyên liệu có sẵn trong gia đình.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 Kg thịt lạc
- 500g mỡ lợn
- 50g hành, 50g tỏi
- 13g muối hồng/đỏ (1 thìa canh)
- 10g tiêu (1 thìa canh)
- 5g bột ngọt (1 thìa cafe)
- 30g nước tương (2 thìa canh)
- 20g tiêu hạt (2 thìa canh)
- 40g rượu tỏi (4 thìa canh), có rượu hành thì dùng thêm 1 đến 2 thìa canh
Các bước chế biến lạp xưởng không cần rượu Mai Quế Lộ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi làm sạch thực phẩm, bạn có thể dùng máy thái thịt mini hoặc băm mỡ lợn. Với 500g mỡ, cho khoảng 170g đường cát, trộn đều lên và mang đi phơi nắng khoảng 2 tiếng, để mỡ trong hoàn toàn thì lạp xưởng sẽ ngon hơn.
Để lạp xưởng có vị ngọt thanh và lâu hỏng, sau khi mua thịt nạc về bạn nên ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó, mang đi xay hoặc băm cùng hành và tỏi để cho thịt thơm ngon hơn. Băm hoặc xay đến khi thịt dẻo là được.
Bước 2: Ướp da vị cho thịt
Sau khi băm, cho thịt vào thau. Cho một muỗng canh muối hồng/muối đỏ vào, muối này hơi nhạt so với muối ăn thường ngày của chúng ta, bạn có thể thêm giảm tuỳ khẩu vị. Để thịt lên màu đẹp hơn và bảo quản được lâu, bạn nên ướp thịt với muối hồng 30 phút. Sau khi ướp thịt với muối 30 phút, lần lượt cho các loại gia vị vào, gồm có:
- 1 muỗng canh tiêu
- 1 muỗng canh bột ngọt (có thể giảm bớt)
- 2 muỗng canh nước tương
- 2 muỗng canh tiêu rang
- 4 muỗng canh rượu tỏi, 2 muỗng canh rượu hành (nếu có)
Bước 3: Quết thịt
Sau khi cho gia vị vào, chúng ta cần quết thịt để thịt có sự dẻo dai và gia vị ngấm vào trong 30 phút. Bạn có thể sử dụng các loại máy xay giò chả chuyên dụng để quết thịt. Dùng máy sẽ tiết kiệm thời gian và đỡ tốn công sức hơn. Tuy nhiên, nếu không có máy, chúng ta dùng chày giã để quết trong vòng 30 phút. Trong khi quết, chúng ta cho mỡ ướp đường đã phơi và quết cùng.
Bước 4: Dồn lạp xưởng
Để có được những chiếc lạp xưởng đều đẹp, bạn có thể dùng các dòng máy dồn lạp xưởng mini. Dùng máy này, lạp xưởng sẽ chắc hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhồi thủ công bằng các nguyên liệu tự chế như vỏ chai nhựa, túi bắt kem, phễu,…
Phần vỏ lạp xưởng có thể sử dụng các loại vỏ collagen hoặc lòng động vật.
Để bắt đầu nhồi, chúng ta cần dồn phần vỏ vào đầu của dụng cụ nhồi lạp xưởng, chỉ chừa lại một đoạn ngắn. Làm vậy, việc nhồi lạp xưởng dễ dàng hơn và thành phẩm cũng căng hơn. Dồn hết thịt thì chúng ta buộc lạp xưởng thành từng đoạn đều nhau, kích thước to nhỏ tuỳ theo sở thích.
Bước 5: Ủ lạp xưởng
Nếu cứ để nguyên lạp xưởng ủ, khi đun dễ bị nứt. Bạn nên dùng kim hoặc tăm châm vài cái nhẹ lên lạp xưởng. Sau đó, cho lạp xưởng vào xoong hoặc chậu đậy kín lại và ủ từ 1 ngày đến 1 ngày rưỡi. Nếu ủ quá lâu, lạp xưởng sẽ bị chua.
Bước 6: Bảo quản lạp xưởng
Đây là lạp xưởng tươi, bạn có thể cho vào nồi hấp khoảng 20 phút với nửa nhỏ. Lấy tăm châm vào lạp xưởng, nếu dẻo và có màu hồng đều, lạp xưởng đã chín. Hoặc có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh. Làm cách này có thể bảo quản trong vòng 1 năm.
Cách làm lạp xưởng không cần rượu Mai Quế Lộ chỉ thay thế nguyên liệu với chức năng tương tự nên bạn không cần phải lo lắng về việc làm mất hương vị của lạp xưởng truyền thống. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào thử nghiệm món mới cho gia đình của mình ngay thôi nào!
>> Lạp xưởng bò có gì? Cách làm lạp xưởng bò thơm ngon nhất <<