Ăn bún, hủ tiếu, hay ăn nem chả kẹp miếng tỏi ngâm chua ngọt thưởng thức cùng thì hấp dẫn vô cùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 7 cách làm tỏi ngâm chua ngọt độc đáo để bạn tham khảo.
Cách 1: Làm tỏi ớt ngâm chua ngọt
Nguyên liệu
- Tỏi
- Ớt
- Giấm
- Đường
Sơ chế tỏi, ớt
Tỏi lột vỏ, sau đó cắt lát. Nếu dùng tỏi nhỏ, có thể để nguyên tép. Rửa sạch ớt và cắt lát.
Tiếp theo, chuẩn bị thau nước ấm, cho vào 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh muối. Khuấy cho đường muối tan, sau đó cho tỏi và ớt vào ngâm. Thời gian ngâm tỏi sẽ phụ thuộc vào độ dày của miếng tỏi, khoảng từ 1-3 tiếng. Khi thấy tỏi ra mủ và nước đục, bạn có thể vớt ra.
Nấu nước ngâm
Chuẩn bị nồi, cho vào 200g đường, 1 chén nước lọc, lưng chén giấm, 1/3 muỗng cà phê muối. Bắt lên bếp và đun khuấy cho đường tan. Hỗn hợp sôi lăn tăn là được. Sau đó để cho nước nguội.
Tiến hành ngâm tỏi ớt
Sau khi ngâm tỏi ớt xong, vớt ra và rửa với nước ấm khoảng 80-90 độ C, rồi để ráo nước. Cho tỏi ớt vào hủ, sau đó rót nước giấm đường đã nguội vào và đậy nắp lại. Để hủ tỏi ớt ngâm chua ngọt bên ngoài khoảng 2-3 ngày là có thể lấy ra sử dụng được.
Cách 2: Làm tỏi ngâm giấm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tỏi: 500g
- Muối: 3 muỗng canh
- Đường: 2 muỗng canh
Sơ chế nguyên liệu
Tỏi tách múi, lột vỏ. Chuẩn bị thau nước cho muối vào và hoà tan. Sau đó dùng dao thái tỏi thành từng lát mỏng cho vào thau nước muối. Ngâm tỏi trong nước muối 20 phút để tỏi ra bớt mủ.
Sau 20 phút, vớt tỏi ra và rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó, cho tỏi ra rổ và để ráo nước.
Tiến hành ngâm tỏi với giấm
Cho vào thau 700ml giấm (nếu có thể sử dụng giấm nuôi tại nhà), 2 muỗng canh đường và khuấy cho đường tan hết. Tiếp theo, cho tỏi vào hủ sạch và cho phần nước giấm đã pha vào ngập phần tỏi là được. Đậy nắp lại và ngâm trong khoảng 2 ngày là có thể ăn được.
Chỉ đơn giản như vậy là bạn có được món tỏi ngâm giấm để thưởng thức với bún, hủ tiếu, cơm,… rất ngon.
Cách 3: Làm tỏi ngâm chua ngọt
Nguyên liệu chuẩn bị
- Tỏi: 250g đã phơi khô
- Muối: Nửa muỗng cà phê
- Đường: Nửa chén
- Nước: Nửa chén
- Giấm: 1 chén
Nấu nước ngâm
Cho đường, nước, giấm, và muối vào nồi và bắt lên bếp nấu. Nấu cho đến khi nước sôi và đường tan hết thì tắt bếp để nguội.
Sơ chế tỏi
Mọi người chuẩn bị thau nước ấm, cho vào 1 muỗng canh muối, khuấy cho tan. Sau đó, lột vỏ tỏi cho vào thau nước này và ngâm trong khoảng 30 phút. Sau khi ngâm, vớt tỏi ra để ráo nước.
Nếu muốn ngâm nhanh chóng, bạn có thể thái lát tỏi rồi ngâm trong nước. Sau 30 phút, vớt tỏi ra để ráo nước.
Tiến hành ngâm tỏi
Mọi người chuẩn bị hũ thuỷ tinh sạch, cho tỏi vào. Sau đó, rót nước giấm đường đã nấu vào cho ngập tỏi, đậy nắp lại. Tỏi ngâm chua ngọt khoảng 1 tuần, 10 ngày ăn được (với tỏi thái lát thì khoảng 2-4 ngày là có thể ăn được).
Cách 4: Hành tỏi ngâm giấm
Nguyên liệu
- Hành tím: 300g
- Tỏi: 200g
- Phèn chua
- Đường: 100g
- Muối: 2 muỗng cà phê
- Giấm: 150ml
- Bột ngọt: 2 muỗng cà phê
Sơ chế
- Tỏi: Lột vỏ và rửa sạch.
- Hành tím: Lột vỏ và rửa sạch.
- Phèn chua: Giã nhỏ.
Trụng tỏi và hành tím
Bắt nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho phèn chua vào. Sau đó cho hành tỏi vào trụng nhanh rồi vớt ra cho vào tô nước lạnh, rửa sạch. Sau đó để tỏi, hành tím phơi 2-3 tiếng để rút bớt nước.
Nấu nước ngâm
Cho vào nồi 150ml giấm, 100g đường, 2 muỗng muối, 2 muỗng bột ngọt và 200ml nước. Bắt lên bếp vừa đun, vừa khuấy cho đường tan với lửa vừa. Đun đến khi sôi, nhắc nồi ra khỏi bếp để nguội.
Ngâm hành tỏi
Cho tỏi và hành tím vào lọ thuỷ tinh sạch, rồi cho nước đường giấm vào cho ngập. Trang trí thêm vài trái ớt hiểm, vài lát cà rốt.
Hành tỏi ngâm giấm khoảng 3-4 ngày là bạn có thể ăn được, sau đó cho hủ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần.
Cách 5: Làm tỏi ngâm nước mắm
Nếu bạn không thích ngâm tỏi với giấm đường, thì có thể ngâm với nước mắm. Vị của tỏi sẽ đậm đà, thơm ngon, chắc chắn không làm bạn thất vọng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tỏi
- Ớt
- Đường
- Nước mắm
- Hủ thuỷ tinh sạch để ngâm
Sơ chế tỏi ớt
Tỏi lột vỏ và rửa sạch, rồi để ráo. Rửa sạch ớt và ngắt bỏ cuống.
Nấu nước mắm đường
Cho nước và đường vào nồi theo tỉ lệ 1:1, rồi bắt lên bếp nấu khuấy cho đường tan và hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Sau đó để nguội hoàn toàn.
Ngâm tỏi với nước mắm
Hủ thuỷ tinh rửa sạch, trụng qua nước sôi, sau đó lau khô sạch. Cho tỏi ớt vào hủ, sau đó đổ nước mắm đường vào và đậy nắp lại. Như vậy là bạn đã có được món tỏi ngâm nước mắm. Ngâm trong khoảng 2 ngày để nước mắm và đường thấm vào tỏi là có thể lấy ra sử dụng.
Cách 6: Làm tỏi ớt ngâm giấm ăn phở
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tỏi đã bóc vỏ: 100g
- Ớt chỉ thiên: 50g – Ớt rửa sạch, để ráo, rồi ngắt bỏ cuống
- Giấm: 400ml
- Hũ thuỷ tinh: Nên dùng lọ thuỷ tinh, hoặc sành, sứ không sử dụng hũ nhựa, nhôm. Trụng qua nước sôi, sau đó lau khô sạch.
Tiến hành ngâm
Lấy tô cho nước sôi già vào, cho vào 1/2 thìa canh muối tinh, khuấy cho muối tan ra. Sau đó cho tỏi vào ngâm trong khoảng 10 phút. Vớt tỏi ra rổ và để ráo.
Tiếp theo, cho tỏi vào hũ, rót nước giấm đường đã nấu vào và đậy nắp lại. Đặt hũ tỏi ớt ngâm giấm bên ngoài nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 2 ngày là có thể sử dụng.
Cách 7: Làm tỏi ngâm nước tương
Chương bị các nguyên liệu
- Tỏi: 120g
- Nước tương Hàn Quốc: 36g
- Đường: 34g
- Rượu nấu ăn: 35g
- Giấm gạo
- Lọ thuỷ tinh: Bắt nồi nước lên bếp cho vào xíu muối. Khi nước sôi cho lọ thuỷ tinh vào trụng khoảng 1 phút. Vớt lọ ra để ráo.
Sơ chế tỏi
Tỏi lột vỏ và cắt phần đầu đen cho vào tô nước sạch. Lọt tỏi xong, bóp rửa khoảng 3 lần. Sau khi đã rửa sạch, vớt tỏi ra rổ, dùng khăn giấy bóp lau để tỏi khô nhanh.
Nấu nước ngâm
Cho vào nồi 36g nước, 36g giấm gạo, 36g nước tương Hàn Quốc, 34g đường, 35g rượu nấu ăn. Bắt lên bếp vừa đun, vừa khuấy cho đường tan với lửa vừa. Đun đến khi sôi, nhắc nồi ra khỏi bếp để nguội.
Tiến hành ngâm tỏi với nước tương
Tỏi sau khi đã ráo nước, cho vào hũ và đổ hỗn hợp nước tương nguội vào. Để nơi thoáng mát trong 100 ngày.
Sau 100 ngày, đổ hỗn hợp nước tương trong hủ ra đun sôi rồi để nguội và cho vào lại trong hũ. Sau đó bạn có thể sử dụng được.
Nguyên nhân tỏi ngâm bị xanh
Tỏi ngâm bị xanh có thể do tỏi còn non và tươi. Khi ngâm tỏi, hãy chọn củ tỏi già, phơi khô thật khô, và kiểm tra lớp vỏ áo bên ngoài có bong tróc.
Tỏi ngâm bị xanh vẫn ăn được, không gây độc. Mặc dù không đẹp mắt nhưng không nên bỏ đi vì rất phí.
Tỏi ngâm là một món ăn kèm dễ làm, lại tốt cho sức khỏe. Hãy chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh để khi nào ăn bún phở, nem, hoặc trong bữa cơm thèm vị cay thơm của tỏi thì lấy ra sử dụng rất tiện.
Tỏi ngâm còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, như:
- Hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày, hay đại trực tràng lên đến 60%.
- Phòng và chữa cảm cúm, viêm họng nhờ tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cực kỳ tốt của tỏi.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp nhiều lần.
- Làm đẹp, giúp giảm cân, trị mụn, cân bằng độ pH cho da, giúp móng chắc khoẻ, sáng bóng.
Theo chia sẻ của thầy Bình Nam Dược.