Mít là một loại trái cây tuyệt vời, tuy nhiên có thể bạn đã từng gặp tình huống mua phải những trái mít chưa chín. Đừng lo, hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo làm mít nhanh chín bằng muối để khắc phục tình huống này nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
1. Tổng hợp mẹo làm mít nhanh chín
Dưới đây là một số mẹo dân gian được nhiều gia đình sử dụng giúp mít nhanh chín hơn. Thật may, có nhiều cách để làm mít chín ngay cả khi trái mít vẫn chưa chín hoàn toàn. Hãy tham khảo những mẹo sau đây:
1.1. Phơi dưới ánh nắng trực tiếp
- Khi hái mít xuống mà chưa chín hẳn, bạn có thể đem đi phơi nắng. Với mẹo này, mít sẽ chín nhanh hơn.
- Để kiểm tra mít đã chín hay chưa, có thể tham khảo 2 cách sau:
- Cách 1: Khoét 1 lỗ nhỏ trên quả mít, nếu thấy quả chưa chín, hãy quét vôi lên chỗ bị khoét để tránh sâu bệnh xâm nhập. Bạn có thể bọc mít vào túi nylon sau đó phơi nắng. Khi đó, mít sẽ kín hơn và giữ nhiệt tốt hơn.
- Cách 2: Nhìn vào gai có nở và mềm hay không. Nếu chưa, bạn có thể đem mít đi phơi tương tự.
- Với trái đã bổ đôi rồi, bạn có thể ép hai nửa lại và đem đi phơi nắng như trên.
1.2. Quét vôi vào vai mít
-
Khi thử mít chín hay chưa, nên cắt vai thử xem múi mít đã vàng chưa. Nếu mít còn xanh, hãy sơn vôi lên vết cắt để đốc hết mủ trong trái mít sau khi cắt và làm cho vết cắt mít không bị nhão nhoét do nhiễm nấm sau 1 – 2 ngày. Vài ngày sau khi cắt, khi thấy gai mít hơi mềm, đó là báo hiệu đã chín.
-
Với mẹo giúp mít nhanh chín này, mít vẫn giữ được thẩm mỹ và phù hợp với những người bán mít. Họ có thể kiểm tra chất lượng và đánh giá trái mít này có nên đem đi bán không, cũng như dễ dàng xẻ miếng bán lẻ.
-
Chất màu trắng sử dụng để bôi là vôi ăn trầu, thứ vôi không gây ngộ độc cho người dùng.
1.3. Đóng cọc vào mít
- Cách làm này khá đơn giản nhưng khá xa lạ với nhiều người. Mẹo này chỉ dùng với những trái mít chưa bị bổ đôi.
- Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Tìm một đoạn gỗ hay tre tươi vót nhọn, đem nung nóng trên ngọn lửa bếp.
- Bước 2: Tiến hành đóng sâu đoạn gỗ, tre đã nung vào chính giữa dọc lõi quả mít. Sau đó, vùi mít vào rơm khô hoặc vật liệu thay thế để giữ nhiệt. Như vậy, bạn đã hoàn thành mẹo làm mít nhanh chín này.
- Để kiểm tra mít chín hay chưa, bạn có thể vỗ tay vào thanh cây để nghe tiếng bộp bộp và ấn mít thấy mềm là được.
1.4. Ủ mít chín tự nhiên trong nhiều ngày
Đây là phương pháp tự nhiên mà dân gian thường xuyên áp dụng. Khi mít tự rụng nhưng gai lại chưa mềm, chưa có mùi thơm, bạn có thể bôi vôi vào đầu cuống và ủ trong chỗ râm (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp) để mít tự chín. Với mẹo làm mít nhanh chín này, thời gian làm chín mít khá nhanh (tùy theo điều kiện môi trường) từ 2 – 5 ngày và an toàn.
2. Cách phân biệt mít ngon, chín cây với mít chín ép
Khi chọn mít, có một số tiêu chí để phân biệt mít chín cây và mít chín ép như sau:
-
Phân biệt bằng mùi: Mít chín cây có mùi thơm đặc trưng, đi từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm của mít. Mít chín ép thì không có mùi thơm lừng như mít chín cây, thậm chí là không có mùi gì.
-
Phân biệt bằng màu sắc múi mít: Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi. Xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.
-
Phân biệt bằng cách quan sát mủ mít: Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Mít chín ép có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.
-
Phân biệt bằng cách xem hình dạng bề ngoài của mít: Mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.
3. Cách bổ mít hạn chế dính nhựa
Ngoài các mẹo làm mít nhanh chín, bạn cũng có thể tham khảo cách bổ mít đơn giản sau đây để hạn chế dính nhựa. Trước khi bổ mít, hãy chuẩn bị những điều sau:
-
Xoa hai lòng bàn tay và mũi dao với dầu ăn để tránh bị dính nhựa và dễ dàng lau chùi sạch hơn. Hoặc bạn có thể xoa tay vào gạo để giảm bớt độ dính của nhựa mít trước khi bổ mít.
-
Lót báo hoặc miếng bìa cứng dưới sàn để tránh nhựa mít rơi và bám lên sàn nhà.
Cách bổ mít như sau:
Bước 1: Đặt trái mít lên miếng bìa cứng (giấy báo), dùng dao bổ ngang đôi thân trái mít.
Bước 2: Tiếp tục bổ đôi mỗi nửa trái mít vừa mới cắt.
Bước 3: Dùng dao tiếp tục cắt đôi nửa trái mít đó.
Bước 4: Loại bỏ phần lõi trắng của mít.
Bước 5: Dùng dao gọt vỏ bên ngoài của mít và tách ra từng múi để sử dụng hoặc bảo quản trong hộp đựng thực phẩm trước khi dùng.
Như vậy, bạn đã biết mẹo làm mít nhanh chín và mẹo bổ mít không dính nhựa rồi.
4. Cách xử lý khi bị dính nhựa mít vào tay và dao
Nếu nhựa mít vô tình dính vào tay và dao, bạn có thể xử lý chúng bằng một số mẹo sau:
-
Rửa tay với nước ấm, rồi dùng dao cắt đôi quả chanh, chà xát lên phần tay (hoặc dao) vị trí dính nhựa. Sau đó, rửa lại với nước sạch.
-
Rửa tay với ít dầu hỏa để lấy đi phần nhựa dính bám trên tay (hoặc dao), sau đó rửa lại với xà phòng và nước sạch.
-
Nhai một ít hạt lạc (đậu phộng), rồi dùng chúng chà lên phần dính nhựa, bạn sẽ cạo được lớp nhựa bong ra.
-
Đối với dao bị dính nhựa mít, bạn có thể đặt dao vào ngăn đá của tủ lạnh để nhựa cứng lại, sau đó gỡ chúng ra. Hoặc dùng dầu ăn bôi lên lưỡi dao, sau đó dùng miếng cọ rửa chén chà và rửa lại với nước sạch cũng rất hiệu quả.
Với cách xử lý tay, dao dính nhựa và mẹo làm mít nhanh chín trên đây, chúc bạn thực hiện thành công.
5. Những tác dụng của mít với sức khỏe
Mít không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, bao gồm:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.
- Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da.
- Bổ sung năng lượng.
- Giúp xương chắc khỏe.
- Ngăn ngừa thiếu máu,…
Với mẹo làm mít nhanh chín và những thông tin liên quan hữu ích trên đây, chúc bạn thực hiện thành công.
Siêu thị điện máy HC sưu tầm.