Chè cốm hạt sen là một món chè thanh mát, ngọt dịu và thơm ngát mà rất nhiều người Hà Thành yêu thích. Nếu bạn muốn biết cách làm món chè hấp dẫn này, hãy đọc bài viết dưới đây!
1. Nguyên liệu làm chè hạt sen cốm
- Cốm: Bạn có thể chọn cốm khô hoặc cốm tươi.
- Hạt sen khô: 300gr (bạn có thể sử dụng hạt sen tươi)
- Bột sắn dây (bột năng): 50gr – dùng để tạo độ sánh, độ kết dính cho món chè cốm.
- Đường cát, muối
- Lá dứa
2. Các bước làm chè cốm hạt sen
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Sơ chế cốm:
- Nếu là cốm tươi, bạn chỉ cần rửa qua với nước cho sạch bụi bẩn
- Nếu là cốm khô, bạn cũng đem rửa sạch nhưng sau đó cần ngâm với nước lạnh cho hạt cốm mềm ra. Ngâm cốm trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.
-
Sơ chế hạt sen
- Nếu là hạt sen khô, bạn tiến hành rửa sạch, ngâm với nước cho mềm.
- Nếu là hạt sen tươi thì bạn bỏ tâm sen đi, trần qua hạt sen tươi với nước sôi để loại bỏ hết những vị đắng còn sót lại của tâm sen.
-
Cho bột sắn dây (bột năng) vào bát con sau đó hoà loãng với nước. Cần hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục. Sử dụng bột sắn dây sẽ giúp bát chè cốm hạt sen sánh và đẹp mắt hơn.
-
Đường phèn: đun chảy 2 thìa đường phèn sau đó thì cho tiếp vào đường chừng 20ml nước lọc sau đó khuấy đều.
-
Lá dứa: Rửa sạch phần lá dứa đã có. Tiếp đến, bạn cắt lá dứa thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, bạn vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Nấu chè
-
Thả hạt sen vào nồi nước, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để ninh cho hạt sen nhừ. Nhìn hạt sen nở bung ra bạn cho đường vào đun cùng để hạt sen ngấm đường.
-
Để tiếp tục chè cốm hạt sen, bạn cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào nồi. Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp và đun với mức lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, bạn đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi. Khoảng 5 phút sau, bạn cho vào nồi chè cốm 1/3 thìa cafe muối và khuấy đều để món chè được thanh hơn.
-
Đun chè trong khoảng 1 phút nữa. Lúc này, bạn trút phần nước đường phèn và bột sắn đã sơ chế rồi cho vào nồi, khuấy cho thật đều tay để chè được sánh, không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục như vậy đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.
Đến đây bạn đã hoàn thành cách nấu chè cốm hạt sen rồi. Để thưởng thức bạn múc chè ra bát ngay khi nóng hoặc để nguội đều ngon là có thể cảm nhận hương vị thơm nhẹ nhàng, phảng phất mùi cốm rồi. Chúc bạn ngon miệng!
Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu chè hạt sen táo đỏ ngọt bùi, bổ dưỡng, hấp dẫn
3. Lưu ý khi nấu chè cốm với hạt sen
-
Nếu đúng mùa cốm thì bạn nên làm cốm tươi thì sẽ ngon hơn. Nếu là trái mùa thì bạn có thể mua cốm khô về rồi sơ chế trước khi nấu. Cốm khô cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị của bát chè thành phẩm. Bạn chuẩn bị khoảng 150 gram cốm nhé.
-
Các bạn có thể thay đường cát bằng đường phèn, giúp món chè cốm hạt sen thêm thanh mát và không có cảm giác bị chua sau khi dùng như sử dụng đường cát.
-
Khi nấu chè hạt sen cốm bạn cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng với những điểm sau đây:
Với hạt sen khô:
- Bạn nên mua hạt sen khô có màu trắng đục, hạt nhỏ và đều. Thường thì hạt sen khô sẽ không có tim sen.
- Nên chọn mua loại được chế biến thủ công và có thể dùng tay bóc được. Loại này không chứa chất bảo quản nên hương vị vẫn còn nguyên vẹn, khi nấu ăn sẽ giữ được hương sen trong các món ăn.
Với hạt sen tươi:
- Để chè cốm hạt sen thành công, bạn nên mua sen ngay khi vừa được hái. Khi ấy hạt sen vẫn đang còn trên đài sen và bạn có thể thoải mái lựa chọn những hạt sen ngon và chất lượng.
- Để hạt sen vẫn còn giữ được độ tươi ngon, bạn nên chọn mua loại hạt sen chưa tách vỏ. Hạt sen sau khi mua về bạn mang đi phơi nắng, tránh làm ướt hạt sen. Khi khô bỏ vào lọ để bảo quản được lâu hơn.
- Hạt sen già sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng đậm, lớp ngoài căng tròn. Đặc biệt, những hạt sen này ăn rất thơm ngon mà không bị sượng. Khi nấu cũng sẽ có mùi thơm đặc trưng.
- Khi mua hạt sen vẫn còn tâm sen, phần hạt sen để ăn hoặc chế biến các món ngon còn tâm sen sẽ dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. Trà tâm sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp rất tốt.
Với cốm:
- Bạn nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, khi cắn có vị dai dai, bùi, ngọt, có mùi thơm của lúa non.
- Cốm ngon khi ăn thường có mùi thơm đặc trưng của lúa non. Còn cốm dởm, cốm bị nhuộm thì ăn không được dẻo, mất đi mùi hương đặc trưng của cốm.
Với chè cốm hạt sen thanh mát, ngọt dịu, thơm ngát trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình.
Siêu thị điện máy HC