Sữa chua là một sản phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Bạn có thể dễ dàng làm sữa chua ngay tại nhà vì quy trình thực hiện rất đơn giản. Hãy cùng Cá Tầm Giống tìm hiểu cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi ngay sau đây!
1. Thành Phần Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Sữa Chua
Sữa chua được lên men từ sữa bò với sự tham gia của các vi khuẩn lactobacillus bulgaricus và streptococcus thermophilus. Cụ thể, đường lactose trong sữa sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành glucose – một dạng đường đơn, sau đó glucose tiếp tục được chuyển hóa thành axit malic và sau cùng là axit lactic, loại axit tạo nên hương vị chua của sữa chua.
Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa chua có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, axit amin, leucine, carbohydrate, lipid, muối khoáng và vitamin B, vitamin A,…
Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vi khuẩn có lợi như lactobacillus acidophilus và bifidobacterium. Đây là những vi khuẩn sống trong đường ruột và có lợi cho con người, chúng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa táo bón.
2. Các Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Đặc Và Sữa Tươi
2.1. Sữa Chua Vị Truyền Thống
Nguyên liệu:
- 1 lon sữa đặc.
- 1 hũ sữa chua.
- 500 ml sữa tươi.
- 15 lọ thủy tinh hoặc nhựa.
Cách làm:
- Bước 1: Đổ toàn bộ sữa đặc vào nồi, sau đó dùng vỏ lon sữa đong nước sôi và nước lạnh theo tỉ lệ 2:1, khuấy đều.
- Bước 2: Đun sữa đến khoảng 80 độ C, khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp và chờ để sữa nguội.
- Bước 3: Thêm sữa chua vào sữa đã nguội và khuấy đều. Sau đó, rót hỗn hợp vào hủ nhỏ và đem đi ủ.
2.2. Sữa Chua Nha Đam
Nguyên liệu:
- 220 ml sữa tươi (tương đương 1 bịch).
- 1 hủ sữa chua.
- Sữa đặc.
- 20 g bột gelatin.
- 1 nhánh nha đam (lô hội).
Cách làm:
- Bước 1: Nha đam gọt vỏ, cạo ruột trắng và ngâm vào nước muối và chanh để bớt nhớt.
- Bước 2: Thái nha đam thành hình hạt lựu và nấu trong 45 – 60 phút. Sau đó, ngâm nha đam trong nước đá lạnh pha thêm một ít đường trong khoảng 1 – 2 tiếng.
- Bước 3: Hòa tan bột gelatin với nước nóng và ngâm trong 15 phút.
- Bước 4: Hòa tan sữa đặc với sữa tươi và nước ấm, khuấy đều.
- Bước 5: Đun sữa đến sôi, tắt bếp.
- Bước 6: Khi sữa còn ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, thêm gelatin và sữa chua vào, khuấy đều.
- Bước 7: Cho nha đam vào và khuấy đều.
- Bước 8: Tiến hành ủ sữa chua.
2.3. Sữa Chua Dẻo
Nguyên liệu:
- 220 ml sữa tươi (tương đương 1 bịch).
- 1 hủ sữa chua.
- Sữa đặc.
- 20 g bột gelatin.
Cách làm:
- Bước 1: Hòa tan bột gelatin với nước nóng, để yên trong 15 phút.
- Bước 2: Trộn sữa đặc, sữa tươi và nước ấm, khuấy đều.
- Bước 3: Đun hỗn hợp đến khi sữa sôi lăn tăn, tắt bếp.
- Bước 4: Chờ sữa nguội đến nhiệt độ 60 – 70 độ C, thêm sữa chua và gelatin đã ngâm vào, khuấy đều.
- Bước 5: Tiến hành ủ sữa chua.
3. Cách Ủ Sữa Chua
- Ủ bằng nồi cơm điện: Xếp lần lượt các hủ sữa chua vào nồi cơm điện, đổ từ từ nước ấm vào khoảng 2/3 hủ, đậy nắp và nhấn nút nấu cơm. Ủ trong vòng 1 đêm, sau đó lấy sữa chua ra và để trong tủ lạnh.
- Ủ bằng thùng xốp (thùng đá): Sắp xếp hủ sữa chua vào thùng xốp hoặc túi, đổ nước ấm vào khoảng 2/3 hủ. Đậy kín nắp và ủ qua đêm trong khoảng 7 – 8 tiếng.
- Ủ bằng máy ủ chuyên dụng: Cho sữa chua vào cốc và đặt vào máy ủ. Bật chế độ ủ theo hướng dẫn. Thời gian ủ là 4 – 6 tiếng vào mùa hè và 6 – 8 tiếng vào mùa đông.
4. Những Lưu Ý Khi Làm Sữa Chua
- Tỉ lệ và các bước thực hiện cần chính xác để sữa chua có độ đặc và mịn nhất.
- Lọc hỗn hợp sữa chua qua rây để có sữa chua mịn.
- Khi khuấy, chỉ khuấy theo một chiều.
- Thời gian ủ tối đa là 8 tiếng, không ủ quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến vị chua. Nhiệt độ ủ phải duy trì ở mức 40 độ C.
- Nếu muốn làm sữa chua không đường hoặc ít đường, bạn có thể thay thế các nguyên liệu và giảm lượng sữa đặc.
5. Cách Dùng Và Bảo Quản Sữa Chua
5.1. Những Cách Ướp Sữa Chua
- Bạn có thể uống sữa chua ngay sau khi làm xong, không cần ủ.
- Kết hợp nếp cẩm với sữa chua để thêm hương vị ngon và bổ dưỡng.
- Thử dùng sữa chua kèm với các loại trái cây như táo, nho, dâu tây, chuối,…
- Sữa chua và đá bào cũng là một cách ăn sữa chua thú vị, đặc biệt trong những ngày hè.
5.2. Cách Bảo Quản Sữa Chua Đúng Cách
- Tránh ánh nắng mặt trực tiếp và bảo quản sữa chua trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Sữa chua có thể bảo quản được từ 5 – 15 ngày trong tủ lạnh.
- Nếu không có tủ lạnh, hãy đảm bảo sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ 6 – 8 độ C.
- Thời gian tối đa để bảo quản sữa chua là 1 – 2 tuần, tuy nhiên nên dùng hết trong vòng 1 tuần.
Trên đây là cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi đơn giản tại nhà. Cá Tầm Giống hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) hoặc truy cập Cá Tầm Giống để được tư vấn miễn phí nhé!