Lá tía tô có mùi hơi hăng và nồng, khiến nhiều người khó chịu. Nhưng đừng lo, chỉ cần kết hợp tía tô với một số nguyên liệu khác, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm mát của loại rau này. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô đơn giản mà bạn có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch.
Nguyên Liệu Làm Nước Lá Tía Tô
Cách Chọn Mua Lá Tía Tô Tươi Ngon
Nên chọn những lá tươi ngon, không bị dập nát hay héo úa. Những cành tía tô có cuống lá tím đậm sẽ cho nước thơm ngọt hơn. Nhớ kiểm tra thơm của lá, nếu có mùi lạ thì có thể đó là rau còn chứa hóa chất. Bạn có thể chọn giống tía tô của Việt Nam hoặc tía tô tím Nhật Bản để nấu nước sẽ cho ra thành phẩm đẹp mắt.
Cách Chọn Mua Chanh Tươi Ngon
Để chọn chanh tươi ngon, nên chọn những quả có lớp vỏ mỏng, căng bóng, không bị xỉn màu hay đốm vàng nhợt nhạt. Quan sát hình dáng bên ngoài, chanh ngon thường tròn đều, phần cuống quả không bị lồi ra. Khi nắn nhẹ thấy hơi mềm, đó là quả chanh chín mọng, nhiều nước.
Cách Làm Nước Lá Tía Tô Đơn Giản
Sơ Chế và Nấu Nước Tía Tô
Tía tô khi mua về, bạn chỉ cần cắt bỏ phần gốc rễ, giữ lại cành và lá. Sau đó, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, cắt thành khúc dài khoảng 5 – 7cm. Cho nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Tiếp theo, cho lá tía tô vào, nấu khoảng 3 – 5 phút cho lá mất màu xanh rồi vớt ra.
Hoàn Thành
Nước tía tô khi nấu xong, bạn cho thêm muối và nước cốt chanh vào nồi rồi khuấy đều, nước sẽ chuyển màu rất đẹp. Thưởng thức ngay để cảm nhận vị thơm ngọt, thanh mát của thức uống. Nếu thích uống lạnh, bạn để nước nguội rồi thêm vài viên đá vào, hoặc rót vào chai đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày.
Thành Phẩm
Thành phẩm có màu tím đỏ đẹp mắt cùng hương thảo mộc thơm ngát. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt, thanh mát rất dễ uống. Nếu bạn muốn giảm cân, có thể không cần cho đường.
Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì?
Tía tô không chỉ là một loại gia vị phổ biến, mà còn có tác dụng chữa bệnh. Uống nước tía tô có tác dụng giải cảm, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, giảm đau xương khớp, tốt cho hệ hóa, cải thiện tình trạng da và giúp giảm cân. Nước tía tô còn chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm sưng tấy và kích thích bài tiết độc tố qua tuyến mồ hôi, giúp da khỏe mạnh.
Uống nước lá tía tô còn là phương pháp giảm cân tự nhiên. Loại rau này chứa protein thực vật, chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp thúc đẩy chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
Lưu Ý Khi Uống Nước Lá Tía Tô
Uống nước lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cần tránh uống quá nhiều trong thời gian dài để không gây chướng bụng hoặc tăng huyết áp. Người bị cảm nóng, ra mồ hôi nhiều nên hạn chế sử dụng nước lá tía tô.
Thời điểm thích hợp để cơ thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất từ nước lá tía tô là từ 15 – 30 phút trước bữa chính. Đối với những người đang ăn kiêng, uống nước trước bữa ăn cũng giúp giảm lượng thức ăn nạp vào.
Nước tía tô nên uống ngay sau khi nấu xong, hoặc bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng. Càng để lâu, thức uống càng mất đi giá trị dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Chỉ vài bước đơn giản, bạn đã có một nồi nước tía tô thơm mát, bổ dưỡng cho ngày mới. Hy vọng với cách nấu nước lá tía tô và những thông tin liên quan, bạn sẽ chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Để tìm hiểu chương trình học pha chế đang chiêu sinh tại Cá Tầm Giống, bạn vui lòng truy cập Cá Tầm Giống.